Kim Thành - Hải Dương DN làm vỡ đê, trách nhiệm chính quyền ở đâu ?
Mặc dù sự cố vỡ đê hữu sông Kinh Môn là rất nghiêm trọng, song Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão (QLĐĐ & PCLB), Hạt QLĐĐ Kim Thành chỉ một mực “đổ lỗi” cho DN mà quên rằng, họ mới là lực lượng chuyên trách quản lý và bảo vệ đê điều tại địa phương, đồng thời vụ việc này cần phải báo cáo Cục QLĐĐ & PCLB.

Văn bản số 78/SNN-ĐĐ ngày 6/2/2014 của Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương đã yêu cầu:“Sau khi được chấp thuận đầu tư, cấp đất, công ty phải lập hồ sơ xin phép, kèm theo thiết kế bản vẽ thi công chi tiết các hạng mục công trình để trình các cấp thẩm định, cấp phép theo Luật Đê điều”. Hạt QLĐĐ Kim Thành cũng đã kiểm tra, lập biên bản và báo cáo các cấp xử lý. Tuy nhiên, không hiểu vì sao các hoạt động thi công của Công ty Việt Phát vẫn diễn ra và dẫn đến sự cố vỡ đê nghiêm trọng ngày 27/5/2014.
Đoạn đê khi được khắc phục đã bị nắn cong, uốn sâu vào bờCôngThương - Kỳ II: Sửa sai bằng cách… tiếp tục làm saiCố tình bưng bít thông tin!Sau sự cố vỡ đê, chúng tôi đã rất nhiều lần xin làm việc, cuối cùng, ông Bùi Đình Hoan – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chi Cục trưởng Chi cục QLĐĐ & PCLB tỉnh Hải Dương – đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi chóng vánh. Theo ông, sau khi sự cố xảy ra, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xác định nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục, đồng thời báo cáo lên UBND tỉnh. Khi được hỏi về việc chấp thuận thi công và sự cố vỡ đê Kinh Môn, phía Chi cục QLĐĐ & PCLB tỉnh Hải Dương đã báo cáo Cục QLĐĐ và PCLB theo quy định hay chưa? ông Hoan trả lời “tôi không nhớ, tôi sẽ kiểm tra lại”, “Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm” – ông Hoan chốt khi kết thúc cuộc trao đổi.Đây cũng chính là lý do chúng tôi không có đủ thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương để trả lời câu hỏi:Liệu các cơ quan này đã làm hết trách nhiệm của mình? Tuy nhiên, cái điếm canh đê nằm ngay gần vị trí đoạn đê bị vỡ mà chưa bị kéo xuống sông đã giúp trả lời câu hỏi này… Bởi lẽ, Điều 7, Nghị định 113/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ, với đê từ cấp 1 đến cấp 3, thì cứ 3-4km đê, Hạt QLĐĐ địa phương phải cử 1 người trực tiếp quản lý. Trong khi, điếm canh đê nằm đúng vị trí vừa xảy ra vỡ đê; vị trí vỡ đê chỉ cách trụ sở Hạt QLĐĐ Kim Thành chưa đầy 1 km và dự án của Công ty Việt Phát quy mô lớn ngay chân đê… Vậy cơ quan chuyên quản lý đê ở đâu, làm gì trước khi đê vỡ (?). Trong khi tất cả các biên bản, công văn của các cấp chính quyền, ngành NN&PTNT đến các cơ quan QLĐĐ, PCLB của tỉnh Hải Dương liên quan đến sự cố vỡ đê rất nghiêm trọng này chỉ mải miết quy trách nhiệm cho Công ty Việt Phát mà tuyệt nhiên không đề cập đến trách nhiệm của mình.Sửa sai bằng… tiếp tục làm saiTheo tìm hiểu của chúng tôi, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất khung thép tiền chế và gia công thép định hình, phân loại và kinh doanh quặng sắt tại xã Kim Xuyên của Công ty Việt Phát gồm nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục xây dựng cảng thủy nội địa bốc xếp hàng hóa ngoài bãi sông. Các hạng mục phía trong đồng, ngoài hành lang bảo vệ đê đã được thực hiện từ nhiều năm trước, riêng hạng mục cảng nội địa đến ngày 20/1/2014 mới được Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông vận tải) cho phép xây dựng. Đến thời điểm xảy ra sự cố vỡ đê (ngày 27/5/2014), DN này vẫn chưa được cấp phép xây dựng liên quan đến đê điều.Trong khi đó, theo quy định của Luật Đê điều và các văn bản hướng dẫn dưới luật thì hạng mục xây dựng cảng thủy nội địa của Công ty Việt Phát buộc phải có sự chấp thuận của Bộ NN&PTNT trước khi triển khai xây dựng.
Bài đăng trên báoCôngThương
Văn bản số 78/SNN-ĐĐ ngày 6/2/2014 của Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương đã yêu cầu: “Sau khi được chấp thuận đầu tư, cấp đất, công ty phải lập hồ sơ xin phép, kèm theo thiết kế bản vẽ thi công chi tiết các hạng mục công trình để trình các cấp thẩm định, cấp phép theo Luật Đê điều”. Hạt QLĐĐ Kim Thành cũng đã kiểm tra, lập biên bản và báo cáo các cấp xử lý. Tuy nhiên, không hiểu vì sao các hoạt động thi công của Công ty Việt Phát vẫn diễn ra và dẫn đến sự cố vỡ đê nghiêm trọng ngày 27/5/2014. |
Đoạn đê khi được khắc phục đã bị nắn cong, uốn sâu vào bờ
CôngThương - Kỳ II: Sửa sai bằng cách… tiếp tục làm sai
Cố tình bưng bít thông tin!
Sau sự cố vỡ đê, chúng tôi đã rất nhiều lần xin làm việc, cuối cùng, ông Bùi Đình Hoan – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chi Cục trưởng Chi cục QLĐĐ & PCLB tỉnh Hải Dương – đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi chóng vánh. Theo ông, sau khi sự cố xảy ra, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xác định nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục, đồng thời báo cáo lên UBND tỉnh. Khi được hỏi về việc chấp thuận thi công và sự cố vỡ đê Kinh Môn, phía Chi cục QLĐĐ & PCLB tỉnh Hải Dương đã báo cáo Cục QLĐĐ và PCLB theo quy định hay chưa? ông Hoan trả lời “tôi không nhớ, tôi sẽ kiểm tra lại”, “Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm” – ông Hoan chốt khi kết thúc cuộc trao đổi.
Đây cũng chính là lý do chúng tôi không có đủ thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương để trả lời câu hỏi:
Liệu các cơ quan này đã làm hết trách nhiệm của mình? Tuy nhiên, cái điếm canh đê nằm ngay gần vị trí đoạn đê bị vỡ mà chưa bị kéo xuống sông đã giúp trả lời câu hỏi này… Bởi lẽ, Điều 7, Nghị định 113/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ, với đê từ cấp 1 đến cấp 3, thì cứ 3-4km đê, Hạt QLĐĐ địa phương phải cử 1 người trực tiếp quản lý. Trong khi, điếm canh đê nằm đúng vị trí vừa xảy ra vỡ đê; vị trí vỡ đê chỉ cách trụ sở Hạt QLĐĐ Kim Thành chưa đầy 1 km và dự án của Công ty Việt Phát quy mô lớn ngay chân đê… Vậy cơ quan chuyên quản lý đê ở đâu, làm gì trước khi đê vỡ (?). Trong khi tất cả các biên bản, công văn của các cấp chính quyền, ngành NN&PTNT đến các cơ quan QLĐĐ, PCLB của tỉnh Hải Dương liên quan đến sự cố vỡ đê rất nghiêm trọng này chỉ mải miết quy trách nhiệm cho Công ty Việt Phát mà tuyệt nhiên không đề cập đến trách nhiệm của mình.
Sửa sai bằng… tiếp tục làm sai
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất khung thép tiền chế và gia công thép định hình, phân loại và kinh doanh quặng sắt tại xã Kim Xuyên của Công ty Việt Phát gồm nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục xây dựng cảng thủy nội địa bốc xếp hàng hóa ngoài bãi sông. Các hạng mục phía trong đồng, ngoài hành lang bảo vệ đê đã được thực hiện từ nhiều năm trước, riêng hạng mục cảng nội địa đến ngày 20/1/2014 mới được Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông vận tải) cho phép xây dựng. Đến thời điểm xảy ra sự cố vỡ đê (ngày 27/5/2014), DN này vẫn chưa được cấp phép xây dựng liên quan đến đê điều.
Trong khi đó, theo quy định của Luật Đê điều và các văn bản hướng dẫn dưới luật thì hạng mục xây dựng cảng thủy nội địa của Công ty Việt Phát buộc phải có sự chấp thuận của Bộ NN&PTNT trước khi triển khai xây dựng.
Bài đăng trên báoCôngThương
Bài đăng trên báoCôngThương
Post a Comment