Header Ads

header ad

Người dân hạ chiểu lập Barie chống than lậu, xe công để bảo vệ môi trường sống của mình.


   Lưu lượng xe công chở đất đá, than chạy liên tục dày đặc, cày đường  (khoảng 300 lượt xe/ngày) qua đoạn đường liên thôn dài 2km của làng văn hóa Hạ Chiểu, thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, Hải Dương, đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ô nhiễm nặng nề.>




Xe Công cày lắt đường Hạ Chiểu -Minh Tân - Kinh Môn



Mặc dù đầu đường thôn Hạ Chiểu có biển báo tải trọng đường chỉ chịu được 10 tấn
nhưng không thấy cơ quan nào xử phạt xe chở than có tải trọng 30-50 tấn chạy qua
Con đường nhỏ qua khu dân cư Hạ Chiểu bụi mù mịt vì hàng chục hàng trăm xe tải chở than và vật liệu qua lại
Cổng làng văn hóa Thượng Chiểu nhem nhuốc vì bụi than.
Con  đường vào Làng Hạ Chiểu " mùa mưa có thể thả cá"
Không chỉ có vậy các công trình dân sinh, đê kè cũng bị lún sụt  ảnh hưởng.
Người dân đổ đá dựng Barie ngày đầu
Một trong ba barie mà người dân Hạ Chiểu lập lên để tự bảo vệ mình



    Sự việc này diễn ra từ nhiều năm qua và như giọt nước làm tràn ly, người dân đã cho dựng 3 cổng barie từ đầu làng đến cuối làng ngăn không cho xe chạy; đồng thời làm đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng cầu cứu cho sức khỏe của con em họ, cũng như con đường bê tông trải nhựa ngày nào giờ đang bị “băm nát” mỗi ngày.
    Có đến thực tế mới cảm nhận hết được sự ô nhiễm, bụi bặm mà ngươi dân của 3 cụm dân cư nơi đây phải chịu từ nhiều năm nay. Hàng cây bên đường không còn sự sống, chỉ thấy đen đặc bụi than cũng như nhiều đoạn đường bị sụt lún, ổ gà xuống cấp nghiêm trọng. Ông Đào Văn Thuận- Cụm trưởng Cụm dân cư số 3, làng Hạ Chiểu - cho biết, người dân phải đi đường đèo lên huyện xa hơn từ 3 - 4 km để tránh bụi. Bụi than đã tràn xuống ao làm chết cá, tràn vào ruộng đồng khiến người dân không thể cày cấy. Mùa mưa, đường lầy lội không thể đi được. Người dân đã phải chịu đựng những ô nhiễm nặng nề do xe than với tải trọng lớn chạy nhiều như mắc cửi từ nhiều năm. Ấy vậy mà, UBND huyện lại cho rằng, không hề biết sự việc trên và đổ lỗi cho đơn vị cấp dưới (?!). Một người dân ở Cụm 3 cho biết thêm, ở bãi sông ngoài đê Đá Vách có gần 30 bãi than hoạt động trái phép từ nhiều năm chứ không phải một vài tháng. Không hiểu vì lý do gì mà tình trạng chở than tặc ở đây lại lộng hành đến vậy? Những xe có tải trọng từ 50 – 60 tấn chạy ngày, chạy đêm khiến hệ thống cống, một số công trình xây dựng, đê kè bị sập, làm cho cuộc sống người dân vốn đã nghèo, giờ lại đeo thêm một số bệnh về đường hô hấp do hít phải bụi than, chưa kể những bệnh nguy hiểm luôn rình rập.


Và kết quả ổ châu, ô voi và bụi bẩn từ những chiếc xe công chở than, chở đất đá qua đây một ngày nhiều lên.
   Người dân Hạ Chiểu đã nhiều lần kiến nghị đến cơ quan chức năng cầu cứu cho sức khỏe của con em họ, cũng như con đường bê tông trải nhựa ngày nào giờ đang bị “băm nát” mỗi ngày. Nhưng dều bị Phơt lờ nhiều lần.
          Ngày 16/4/2014, UBND huyện Kinh Môn, Hải Dương thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý các hoạt động kinh doanh, vận chuyển các vật liệu xây dựng, chế biến than trên địa bàn hai xã: Tân Dân và Minh Tân. Nhưng tình hình vẫn không khả quan hơn, Than lậu vẫn lộng hành một tinh vi hơn.
     Qúa bức xúc với than lậu,  người dân nơi đây đã xin UBND huyện Kinh Môn mà đứng đầu là Chủ tịch Tiên Văn Hồng đã đồng ý   để người dân được phép dựng barie ngăn không cho xe chạy qua.

    Lúc mới đầu người dân nơi đây phải  thành lập lực lượng tự vệ giám sát, thậm chí họ còn căng bạt ngủ qua đêm để phổ biên thông tư của UBND huyện Kinh Môn về việc cấm xe trọng tải lớn và xe than lậu qua lại. Tất cả các xe có dấu hiệu nghi vấn chở than, hay quá tải đều được nghi hình lại để cung cấp cho các cơ quan trức năng. Cứ thế người dân ở đây góp tiền, góp gạo thay phiên nhau canh gác để đấu tranh cho môi trường nơi mình đang sông và làm việc.
   Và cuối cùng các cột Barie kiên cố mà người dân tự ứng tiền  trước đã được  dựng  lên khắp các con đường trong làng  để  chặn các xe quá tải và xe chở than lậu.
   Việc đấu tranh bảo vệ môi trường  của người dân làng Hạ Chiểu - Minh Tân đã  thành công nhưng  để đấu tranh cho toàn bộ các xã trong đảo  là cả một vấn để lâu dài. Đâu đó trong đất đảo này than lậu vẫn  hoành hành, các xe công trọng tải lớn vẫn  cày  lát đường, gây ô nhiễm cho môi trường nơi đây.

Đây là một trong những cảng than bên bờ sông Đá Vách được "phát triển mạnh"
sau khi Quảng Ninh quyết tâm chống than lậu từ năm 2007
  Qua Báo cáo số 74/BC-UBND của huyện Kinh Môn ngày 15/7/2013, có tới 27 bến bãi hoạt động kinh doanh than trên địa bàn Huyện; trong đó chỉ có 5 bến bãi do UBND tỉnh Hải Dương có quyết định cho thuê đất; còn lại 22 bến bãi do xã và huyện cho thuê đất; 4 bến bãi được cấp phép hoạt động (còn hạn 2 bến bãi, hết hạn 2 bến bãi); có tới 23 bến bãi không được cấp phép hoạt động. Như vậy, đối chiếu với những quy định của Thông tư 14/2003/TT-BCT về điều kiện kinh doanh than và từ những con số nêu trên thì tình hình vận chuyển, chế biến, kinh doanh than trái phép tại Kinh Môn – Hải Dương đang trở thành “phong trào khó quản” khi mà tỉnh Quảng Ninh đang truy quét than lậu từ năm 2007 đến nay.



Các bạn hãy đặt  ảnh bìa này lên  trang FB để ủng hộ trang blogger này.




copyright KinhMônSoS


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.