Header Ads

header ad

Bảo vật cây vải thiều đầu tiên ở Việt Nam - Hải Dương


Trải qua dòng thời gian với liên đại lên đến 200 năm, nằm sâu trong thôn Thúy Lâm, Xã Than Sơn - Thanh Hà, Hải Dương được cụ Hoàng Văn Lượm cháu đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm trông coi là một bảo vật của Việt Nam, đó là cây vải Thiếu đầu tiên ở Việt Nam, cũng là cây Vải Tổ của xứ Thanh Hà

Cây vải thiều đầu tiên ở Việt Nam cũng là cây vải tổ xứ Thanh Hà - Hải Dương
Sau một hồi loại hoay tìm kiếm tôi đã tìm được đến nhà của Cụ Hoàng Văn Lượm cháu 5 đời của cụ Hoàng Văn Cơm. Người được ví như thần hoàng làng nơi đây. Cụ có công mang giống vải quý về trồng ở quê nhà, cũng đồng nghĩa là đem cơm về cho dân làng nên mọi người gọi cụ là cụ Cơm. Chính từ đây, giống vải ngon chứ danh Thanh Hà được con cháu cụ và mọi người đem
đi nhân giống nhiều nơi trên khắp mọi miền của Tổ Quốc. Như Lục Ngạn Bắc Giang, Chí Linh Hải Dương, Hưng Yên… và nhiều địa phương khác. Cụ Lượm thấy tôi từ xa đến thăm cây vải Tổ, cụ rất vui, thậm chí cụ mang hết những món quà quê ở trong nhà ra tiếp tôi và kể cho tôi nghe những câu chuyện của cụ từ đông tây, kim cổ … Người ở đây ai cũng mến khách và tốt bụng như vậy đấy. Nghỉ ngơi xong cụ đưa tôi thăm quanh một vòng di tích cây vải tổ

Cây vải thiều tổ đã có từ cách đây gần 200 năm, tạo sức thu hút nhiều khách du lịch về với quê hương vải thiều Thanh Hà. Theo các tài liệu cổ thì cây vải thiều do cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự là Phúc Thành), sinh ngày 10/5/1848 (Tự Đức năm thứ nhất) trong một lần đi dự tiệc tại Hải Phòng vào năm 1870, được ăn loại vải ngon nên đã đem 3 hạt về gieo trồng ở vườn nhà. Cả 3 hạt cụ mang về đều nẩy mầm, thành cây, ra hoa, kết quả, trong đó có một cây cho quả có hương vị thơm ngon đặc biệt. Từ cây vải quý đầu tiên, cụ chiết cành nhân ra vườn nhà tặng những người ruột thịt trong gia đình và nhân dân trong làng, trong xã. 

Vào 1958, ông Lê Vi Vận - người được vinh dự đại diện cho cán bộ và nhân dân Thúy Lâm đã mang 30kg vải chín lên Phủ Chủ tịch biếu Bác Hồ. Bác ăn và khen ngon. Bác khuyên nhân dân nên phát triển trồng nhiều giống vải quý này. Từ đó, giống vải càng được bà con chú trọng phát triển. Và cho đến thời kỳ đồng chí Nguyễn Công Tạn làm Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rồi Phó Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ đạo nhân dân chuyên canh giống cây này. vải thiều Thúy Lâm được nhân giống tích cực ở các xã trong huyện và một số huyện ngoài, tỉnh ngoài, sau đó không lâu, khái niệm vải Thanh Hà ra đời.
Tượng thờ cụ Hoàng Văn Cơm tên tục ( Phúc Thành )

Để nghi nhớ công ơn cụ Thành, mọi người đã lập một cái miếu nhỏ thờ tự và gọi cụ là Cụ Cơm tức cụ Hoàng Văn Cơm. Cụ có công mang giống vải quý về trồng ở quê nhà, cũng đồng nghĩa là đem cơm về cho dân làng
Nét thăng trầm của khu di tích cùng chuyến thăm định mệnh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Vào năm 2015 chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Cùng các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà Nước đã về thăm cây vải tổ của xã Thanh Hà. Thấy khu di tích ở đây bị xuống cấp, ông đã cho tu sửa lại. Và cũng nhờ có dịp chuyến thăm định mệnh đó mà khu di tích này mới có được có cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhắc đến đây Cụ Hoàng Văn Lượm lại bồi hồi xúc động.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
 Cụ vẫn luôn nhớ và nhắc đi nhắc lại một câu: nhờ có Bác Sang thì mới được như thế này. Cả gia đình ông biết ơn Bác sang nhiều lắm con ạ.


Có giá trị lịch sử cũng như giá trị văn hoá lên 200 tuổi, nhưng hiện nay cây vải cổ này đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại của thời gian và không được quan tâm bảo tồn theo đúng giá trị của nó.


Cụ Hoàng Văn Lượm là người đời thứ 5 của họ Hoàng gìn giữ cây vải thiều Tổ cuối cùng của Việt Nam. Một giống cây được coi là quốc bảo. Gia đình hoàn cảnh, nên con cái Cụ đều phải đi làm ăn ở xa vì cuộc sống. Có nhiều người biết gia đình cụ khó khăn nên đã nhiều lần gạ cụ mua lại cây vải Tổ này đến hàng tỷ đồng nhưng nhất quyết cụ không bán, vì đối với cụ nó là những gì nhớ về bố mẹ, quá khứ và tổ tiên. Hiện tại cụ Lượm năm nay đã trên 65 tuổi, cụ đang sống có một mình Trông coi khu di tích, và gìn giữ cây vải Tổ này. Do tuổi đã cao, sức khoẻ và khả năng có hạn, nên Cụ rất mong được các nhà khoa học hay các cơ quan chức năng giúp đỡ cụ gìn giữ cây vải thiều cổ cuối cùng này. 
Hiện tại tôi và Cụ Lượm đang cố gắng tìm cách để đưa cây vải Tổ này vào cây di sản Việt Nam để cây vải tổ này được Nhà Nước bảo vệ..

                                                                                                             Vlogger : Viết Dũng




Vlog Không Kiểm Duyệt
「 Hãy like và share để video được lan toả 」----------------------------------------­-------------------------------- Subscribe! https://www.youtube.com/c/HaiDuong24HLike me on Facebook! https://www.FB.com/HaiDuong24H.NET
web:
----------------------------------------­-------------------------------- 
Rất cảm ơn các bạn đã xem video, nếu các bạn thấy hay hãy like, share, đăng ký kênh và comment đóng góp cho mình nhé.
Vlog Hải Dương 24H

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.