Header Ads

header ad

Núi chùa Nhẫm di tích quốc gia bị công ty Phúc Sơn khai thác lấn chiếm làm xi măng tiêu thụ ! Phần 2



Bài liên quan:

Di tích quốc gia Chùa Nhẫm ở Duy Tân- Kinh Môn bị xâm hại nghiêm trọng! Phần 1

 Núi chùa Nhẫm di tích quốc gia bị công ty Phúc Sơn khai thác lấn chiếm làm xi măng tiêu thụ! Phần 2


PS:  Di tích quốc gia quê tôi bị đóng gói thành xi măng đem đi tiêu thụ ! Không biết cần bao nhiêu like để di tích này được quan tâm và bảo vệ nhỉ ?
Một  ngôi chùa cổ, cùng với hệ thống hang động đã được xếp hạng Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia với nhiều những hiện vật cũng như hóa thạch cổ được nhà nước bảo vệ. Nhưng khu di tích lịch sử đó cũng không thể thoát khỏi sô phận  bị đóng gói  thành bột làm xi măng . Một lần nữa  công ty xi măng Phúc Sơn lại gây tai tiếng trong hình ảnh của mình .  Điều đáng nói là hành vi xâm phạm, tàn phá  di tích quốc gia này đã diễn  ra nhiều năm nhưng chỉ  khi người dân làm đơn kêu cứu đến báo chí  vào cuộc thì sự việc này mới bị vỡ lở và bị ngăn chặn dứt điểm . Nhưng sự việc đã quá muôn ! Di tích đã bị tàn phá để nghiền thành xi măng đem đi tiêu thụ và không thể thu hồi  hay khắc phục. Và ai sẽ là người chụi trách nhiệm về hanh vi vi phạm pháp luật trên ?
Người dân  tự đặt tượng tái phép để làm mốc phân chia ranh giới để không cho công ty xi măng Phúc Sơn lấn chiếm khai thác
NDĐT - Việc Công ty xi-măng (CTXM) Phúc Sơn nổ mìn, khai thác đá vào vùng chồng lấn được quy vùng bảo vệ đã xâm hại nghiêm trọng khu di sản văn hóa quốc gia ở núi Nhẫm Dương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương). Để bảo vệ di tích, người dân nơi đây đã tổ chức đặt tượng trái phép trên núi.

Các bài liên quan về công ty xi măng Phúc Sơn :
Công ty xi măng Phúc Sơn sẵn sàng nộp phạt rồi lại vi phạm nhiều lần

Công ty bị xử phạt vì gây ô nhiễm vẫn nổ mìn dội “mưa đá” vào nhà dân

Lại Chết người tại Công ty Xi măng Phúc Sơn - Phú Thứ huyện Kinh môn
Giám đốc mỏ công ty xi mang Phúc Sơn tuyên bố: “Chết 30 mạng người tôi cũng đền được
Thất thoát khoáng sản quốc gia công ty Phúc Sơn hay ai sẽ chụi trách nhiệm!


Núi Nhẫm Dương có rất nhiều hang động được bao bọc bởi ba dòng sông lớn. Bên sườn đông của núi có ngôi chùa cổ được khởi dựng từ thời Trần gọi là chùa Nhẫm Dương (Thánh Quang Tự). Năm 1952, chùa bị thực dân Pháp tàn phá nặng nề, sau này chùa được trùng tu tôn tạo và trở thành nơi du lịch khá lý tưởng bởi nơi đây phong cảnh hữu tình, là vùng đất có bề dày lịch sử chống ngoại xâm, đồng thời là khu di tích khảo cổ phát lộ nhiều hiện vật quý dành cho nghiên cứu khoa học.
Chùa Nhẫm Dương.
Năm 2000 - 2001, Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu địa chất Việt Nam khảo sát, nghiên cứu và kết luận: Khu di tích khảo cổ núi Nhẫm Dương đặc biệt quan trọng bởi là nơi phát hiện những hóa thạch có niên đại tới 50 nghìn năm và nhiều hiện vật thuộc các nền văn hóa xa xưa.
Chính vì có giá trị đặc biệt về lịch sử văn hóa và khảo cổ, ngày 29-10-2003, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định số 59/QĐ-BVHTT xếp hạng di tích quốc gia khu di tích khảo cổ chùa Nhẫm Dương và các hang động xã Duy Tân. Trong đó quy định khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích bao gồm 45% diện tích núi Nhẫm Dương (15,43 ha), gồm: chùa Nhẫm Dương, hang Thánh Hóa, động Tĩnh Niệm, hang Hố Lờ, hang Đình (hang Thóc), toàn bộ núi đá, cảnh quan phía đông núi Nhẫm Dương.
Khu vực núi không nằm trong phần khoanh vùng bảo vệ được UBND tỉnh Hải Dương giao cho CTXM Phúc Sơn quản lý, khai thác.
Rất nhiều hang động ở Nhẫm Dương bị hủy hoại.
Nhưng thời gian vừa qua, CTXM Phúc Sơn nhiều lần cho nổ mìn, khai thác đá vào vùng chồng lấn (được khoanh vùng bảo vệ) đã hủy hoại nhiều hang động, gây hư hại nặng nề cho khu di tích. Mặc dù chính quyền địa phương và ngành văn hóa thể thao và du lịch tỉnh đã nhiều lần kiến nghị, nhưng việc khai thác đá “trộm” vào vùng chồng lấn vẫn liên tục diễn ra. Do khai thác đá bừa bãi, bất chấp pháp luật, các hang thuộc di tích cần phải bảo vệ như hang Ma, hang Bà Điền đã biến mất không còn dấu tích; hang Dơi bị phá sập; hang Đình, hang Thóc đã bị hủy hoại; động Tổ, động Tĩnh Niệm cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Bức xúc trước việc khu di tích bị xâm hại, trong vòng một năm qua người dân và các phật tử ở xã Duy Tân đã tổ chức đặt hàng chục pho tượng nên núi Nhẫm nhằm chống việc nổ mìn phá đá của CTXM Phúc Sơn xâm hại vào khu di tích. Tuy nhiên việc đặt tượng tại nhiều điểm trên núi Nhẫm Dương là không được phép và trái với những quy định của pháp luật.
Khi được hỏi tại sao nhà chùa và người dân địa phương lại đặt tượng trái phép trên núi?- Sư thầy Thích Diệu Mơ, trụ trì chùa Nhẫm Dương trả lời: Nếu nhà chùa và người dân nơi đây không làm việc đó thì tới nay quả núi này không còn chỗ để đặt tượng.
Người dân phải cắm mốc giới di tích ở những vị trí cheo leo, hiểm trở.
Anh Phạm Văn Nam, người “cõng” nhiều pho tượng lên núi đặt ở những vị trí cheo leo hiểm trở cho rằng: “Sáng kiến” đặt tượng của người dân tỏ ra hiệu quả rõ rệt trong việc bảo vệ di tích, bởi đến nay chưa ai dám đặt mìn phá đá tại những vị trí “yểm” tượng. Đáng suy nghĩ là việc đặt tượng trái phép tại núi Nhẫm Dương lại được chính quyền, nhân dân địa phương, cán bộ ngành văn hóa đồng tình ủng hộ.
Thiết nghĩ việc bảo vệ di sản văn hóa núi Nhẫm Dương là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng và nhân dân địa phương trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật...
Công ti xi măng Phúc Sơn 
Ngày 23/12/2014, UBND tỉnh Hải Dương có Thông báo số 201/TB-VP, yêu cầu Công ty Xi măng Phúc Sơn tạm dừng khai thác đá vôi tại các điểm xung quanh khu vực bảo vệ di tích khảo cổ quốc gia chùa Nhẫm Dương và các hang động (xã Duy Tân, huyện Kinh Môn).

Khai thác đất, đá khoét vào chân núi gần hang Thánh Hóa ngày 23/12/2014
Chùa Nhẫm Dương được khởi dựng khoảng thế kỷ XIII - XIV, ngoài thờ Phật còn thờ vua Lý Thần Tông. Kết quả nghiên cứu các hang ở đây đã phát hiện nhiều hóa thạch động vất có niên đại từ 3 đến 5 vạn năm; nhiều hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn… Lý do buộc phải tạm dừng khai thác bởi các bên chưa thống nhất được ranh giới điều chỉnh giữa diện tích khai thác mỏ với diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích. Mặt khác, việc khai thác đá vôi trong những năm qua không chỉ tạo cảnh quan nham nhở ở khu vực di tích, khai thác xâm lấn vào “vùng cấm” mà việc nổ mìn khai thác đá còn ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của chùa, hang động cũng như hoạt động tổng thể của khu di tích.
Công ty Xi măng Phúc Sơn thì cho rằng, hoạt động khai thác đá vôi của mình là tuân thủ theo quy định của pháp luật. Ngày 6/5/1996, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 1179/QĐ-QLTN cho phép Công ty Xi măng Phúc Sơn được khai thác mỏ đá vôi tại núi Nhẫm Dương, diện tích 34,23ha, trữ lượng 38,71 triệu tấn, thời hạn 30 năm. Đây là một phần trong tổng số tài sản tỉnh Hải Dương góp 10% vốn với nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh xi măng Phúc Sơn. Ngày 29/10/2003, Bộ Văn hóa - Thông tin có Quyết định số 59/2003/QĐ-BVHTT xếp hạng di tích khảo cổ quốc gia khu vực chùa Nhẫm Dương và các hang động (xã Duy Tân, huyện Kinh Môn).

Điểm A phía sau hang Thánh Hóa đang bị khai thác tháng 12/2014.
Theo đó, diện tích khai thác mỏ của Công ty Xi măng Phúc Sơn chỉ còn 18,8ha, phần còn lại 15,43ha thuộc phạm vi và hành lang bảo vệ khu di tích khảo cổ. Trên cơ sở đề nghị của Công ty Xi măng Phúc Sơn, thông qua các cấp có thẩm quyền, ngày 23/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 2030/QĐ-BTNMT về việc điều chỉnh tọa độ các điểm khép góc khu mỏ và điều chỉnh diện tích mỏ của Công ty Xi măng Phúc Sơn từ 18,8ha xuống còn 17,32ha. Nhưng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương không đồng tình với việc điều chỉnh tọa độ 4 trong tổng số 7 điểm khép góc theo Quyết định số 2030/QĐ-BTNMT bởi không đúng so với Quyết định số 1179/QĐ-QLTN ngày 6/5/1996 của Bộ Công nghiệp.
Chùa Nhẫm Dương (Thánh Quang tự) xã Duy Tân, huyện Kinh Môn.

Quyết định điều chỉnh các điểm khép góc mới cho khu mỏ sẽ dẫn đến việc một số diện tích mỏ đã khai thác sẽ biến thành diện tích thuộc vùng bảo vệ di tích. Một số diện tích hiện đang thuộc vùng bảo vệ di tích sẽ biến thành diện tích mỏ sẽ được khai thác trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khi tiến hành đo vẽ lại mốc giới khu mỏ, các bên đã không xin ý kiến ngành văn hóa. Mặc dù UBND tỉnh đã có thông báo yêu cầu Công ty Xi măng Phúc Sơn ngừng khai thác đá vôi để xác định chính xác ranh giới giữa khu vực bảo vệ di tích với phần mỏ được phép khai thác, nhưng trên thực địa khu mỏ, qua kiểm tra phát hiện tình trạng khai thác vẫn diễn ra.
Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm xác định rành mạch ranh giới giữa khu vực bảo vệ di tích với phần được khai thác đá vôi, để bảo đảm hài hòa giữa phát triển sản xuất của doanh nghiệp với bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia.

Bài đăng tổng hợp trên: http://www.nhandan.org.vn/ cùng http://www.baoxaydung.com.vn/





Bản tin môi trường Kinh Môn SoS khu vực Nhị Chiểu

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.