Header Ads

header ad

Thất thoát khoáng sản quốc gia công ty Phúc Sơn hay ai sẽ chụi trách nhiệm!



   p/s:  Một khối lượng lớn đá biến mất dưới sự khai thác của công ty xi măng Phúc Sơn. Tiền thuế thì mất , khoáng sản quốc gia cũng bị mất.. kéo theo hệ lụy về môi trường.  



    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh, tình trạng khai thác đá ở các xã Lại Xuân, An Sơn thuộc huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, để cung cấp nguyên liệu cho Công ty Xi măng Phúc Sơn (Hải Dương), thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người, gây bức xúc dư luận. Đó là chưa kể nạn ăn cắp khoáng sản ở đây thường xuyên xảy ra, trách nhiệm thuộc về ai?.
Phóng viên đã đến Công ty Xi măng Phúc Sơn (Kinh Môn – Hải Dương) để liên hệ làm việc, nhằm tìm hiểu rõ thực hư có liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên, công ty này đã từ chối đưa ra bình luận…
Ngang nhiên ăn cắp?
Trao đổi với phóng viên, ông Q (xin được giấu tên) - một người dân sinh sống ở ngay khu vực khai thác lộ thiên thuộc mỏ đá của Công ty Xi măng Phúc Sơn, nhưng địa phận quản lý hành chính thuộc xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên cho biết: hầu hết khu đất 8 ha đang khai thác âm (độ sâu đến -30m) đều là của “chủ mỏ” Nguyễn Văn Văn (người trên địa bàn xã) đang khai thác. Ông Q tố cáo đích danh: “Người “bảo kê” cho ông Văn chính là ông Nguyễn Văn Tượng, Chủ tịch UBND xã An Sơn”. Ông Q cũng khẳng định những tố cáo của mình là có cơ sở, đúng pháp luật. Ông Q đề nghị các cơ quan chức năng của Trung ương sớm vào cuộc làm rõ, quy trách nhiệm của các đơn vị hành chính, các chủ lò máy xay thổ phỉ…
Tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy cả một khu mỏ đá rộng lớn bị bóc phủ hết cốt 0. Tuy nhiên đến nay, những vị trí cốt o do phía Công ty Xi măng Phúc Sơn khai thác mặt bằng và bàn giao lại đến nay đã bị âm xuống đến từ 20 – 35m. Các vỉa đá đều chung tình trạng đêm làm, ngày nghỉ.
Theo những nhân chứng địa phương cho biết: hiện nay, so với mực nước sông, những vỉa đá này đều âm sâu đến hàng mấy chục mét nước. Tuy nhiên, để khai thác, đám “đá tặc” này liên tục dùng máy bơm hút nước đi. Và hệ quả, đá vẫn cứ khai thác và xúc chuyển đi hàng đêm.  Tài nguyên khoáng sản bị ăn cắp trắng trợn…
Để rộng đường dư luận, phóng viên đã đến làm việc với chính ông Văn, người bị tố cáo. Tuy nhiên, ông Văn không thừa nhận hành vi trên. Ông Văn có đồng ý mình chỉ là người mua “sản phẩm” của những “kẻ cắp” - là bà con địa phương khai thác không phép. Thực tế, cũng chỉ là giúp người dân có “công ăn việc làm”(?!).
Có hay không sự “thông đồng”?
Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tượng,  Chủ tịch UBND xã An Sơn cho biết: trên địa bàn xã có 7 máng khai thác đá âm “thổ phỉ”. UBND xã đã “động viên”  7 chủ máng “thổ phỉ” này đóng góp cho địa phương số tiền 200 triệu đồng.  Số tiền này UBND xã An Sơn đã dùng để cải tạo đường  (đường này chỉ cải tạo được một thời gian rồi các xe tải chở đá lại phá nát, mặt đường lại lồi lõm).
Chủ tịch xã Nguyễn Văn Tượng khẳng định, các đối tượng thu mua đá khai thác thổ phỉ chính là phía Công ty xi măng Phúc Sơn (Kinh Môn – Hải Dương). Bởi vậy, ông Chủ tịch xã quả quyết, phía công ty này vừa “đánh trống vừa ăn cướp” (PV). Ông Tượng khẳng định “Nó vừa là người tố cáo, nó vừa là người thu mua” các loại đá do khai thác lậu.  Ông Tượng cũng tiết lộ, phía Công ty Xi măng Phúc Sơn mua “đá lậu” qua một đầu nậu tên là Mai, trú tại xã Lại Xuân (bà Mai là một trong những người thu gom đá lớn nhất cho Công ty Xi măng Phúc Sơn). Khi phóng viên đặt ngược lại câu hỏi: Vì sao lại dùng tiền của những “kẻ cắp” thì khác nào “đồng lõa” thì ông Chủ tịch UBND xã An Sơn đuối lý…
Làm việc với ông Nguyễn Văn Hóa, Trưởng Công an xã An Sơn, ông này cho biết: hiện giờ nạn ăn cắp đã trở thành “tập đoàn thổ phỉ” rồi. Nạn khai thác đá âm giờ đã sâu đến -20m. Rất thẳng thắn, ông Hóa nói: thẩm quyền của UBND xã không phạt được khi các máng đang khoan bắn mìn, phía Công an xã chỉ bắt dừng lại và xua đuổi thôi. Các chủ máng này xã đều biết hết đa phần là người trong xã An Sơn. Hiện  trên địa bàn xã An Sơn gồm có 7 máng của các ông: Nguyễn Văn Rằng, Trần Xuân Bản, Phạm Văn Hùng, Vũ Văn Việt, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Đức Hải, Vũ Văn Hưng. Khai thác nổ mìn ngày đêm không có giờ giấc. Ông Hóa cũng cho biết phần lớn bán cho Công ty Xi măng Phúc Sơn. Phía Công an xã cũng thường xuyên báo cáo lên UBND huyện Thủy Nguyên…
Phóng viên đã đến Công ty Xi măng Phúc Sơn (Kinh Môn – Hải Dương) để liên hệ làm việc, nhằm tìm hiểu rõ những thực hư có liên quan đến vụ việc nêu trên. Tuy nhiên, công ty này đã từ chối đưa ra bình luận…

Bài đăng trên : http://baotainguyenmoitruong.vn/

Bản tin môi trường Kinh Môn SoS khu vực Nhị Chiểu

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.