Header Ads

header ad

Sự thật sau tấm bằng của "Bí thư kiêm Chủ tịch" thị trấn Minh Tân! Phần 3.




Trước thông tin phản ánh của người dân thị trấn Minh Tân cho rằng, ông Trương Anh Ngang không đủ điều kiện trình độ bằng cấp theo quy định nhưng vẫn được cất nhắc vào vị trí Chủ tịch
UBND thị trấn Minh Tân 2 khóa liên tiếp, sau đó lại chuyển sang vị trí Bí thư thị trấn và hiện giờ đang là đơn vị điển hình, tiêu biểu duy nhất của cả huyện Kinh Môn được thí điểm “Bí Thư kiêm chủ tịch” theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 2-2-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Phóng viên đã làm việc với UBND huyện Kinh Môn với sự có mặt đầy đủ của các phòng, ban ngành có liên quan, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch huyện Lê Văn Bí. Tại buổi làm việc, ông Bí khẳng định: Chiếu theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn, thì ông Trương Anh Ngang có đầy đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi đời và trình độ bằng cấp. 
“Bí thư kiêm Chủ tịch” thị trấn Minh Tân- Trương Anh Ngang  tại buổi làm việc với phóng viên và tấm bằng BTVHTH “kỳ lạ”.
“Bí thư kiêm Chủ tịch” thị trấn Minh Tân- Trương Anh Ngang tại buổi làm việc với phóng viên và tấm bằng BTVHTH “kỳ lạ”.


Bài viết liên quan:

Sự thật sau tấm bằng của "Bí thư kiêm Chủ tịch" thị trấn Minh Tân! Phần 3.

 Bài viết nội dung chú ý:
Để minh chứng cho điều này, UBND huyện đã cung cấp cho phóng viên bản sao các bằng cấp có liên quan của ông Ngang gồm: Bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học (BTVHTH) do Sở Giáo dục tỉnh Hải Hưng (cũ) cấp ngày 01/11/1986; Bằng tốt nghiệp Trung học chính trị do Trường Chính trị tỉnh Hải Dương cấp ngày 01/02/1999 và  Bằng tốt nghiệp Trung cấp hành chính do trường Chính trị tỉnh Hải Dương cấp ngày 30/01/2007…
...tới việc phát hiện bất ngờ !
Nghiên cứu hồ sơ bằng cấp của ông Trương Anh Ngang, phóng viên phát hiện tấm Bằng BTVHTH có nhiều “điều lạ”. Tấm bằng không hề được dán ảnh của ông Ngang và đóng dấu giáp lai. Trên tấm bằng có ghi: “Bẳng tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học cấp cho: Trương Anh Ngang. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1958 tại Minh Tân – Kim Môn. Đã tốt nghiệp B.T.V.H trung học trong kỳ thi ngày 20 tháng 9 năm 1986 tại hội đồng thi Hải Hưng. Theo chương trình bồi dưỡng”. Phía dưới tấm bằng được đóng dấu của Sở Giáo dục tỉnh Hải Hưng do Phó Giám đốc Lê Thị Kim Dung ký đề ngày 1/11/1986 và tại mục vào sổ cấp bằng đề số 3657/TNBTVH. Ngay sát phía dưới được đóng dấu chứng thực sao đúng bản chính số 604 ngày 13/6/2003. Phía dưới cùng được đóng dấu của UBND huyện Kinh Môn do Phó Chủ tịch Phạm Thế Đại ký. 
Đem tấm Bằng này tới Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hải Dương, phóng viên đã phối hợp với Thanh tra, Phòng Lưu Trữ, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDCN&GDTX) tiến hành xác minh. Điều khiến phóng viên hết sức bất ngờ là, toàn bộ hồ sơ lưu trữ tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương không hề có tên kỳ thi, tên danh sách thí sinh thi, cũng như sổ sách ghi chép việc cấp bằng tốt nghiệp BTVHTH hệ bồi dưỡng trường hợp Trương Anh Ngang. 
Đâu là sự thật?
Trước câu hỏi Sở GD&ĐT Hải Dương có bao giờ cấp loại bằng như của ông Ngang không? Lãnh đạo Phòng GDCN&GDTX cho biết: Đúng là thời điểm trước đây Nhà nước có chương trình bồi dưỡng, đào tạo để hoàn thiện trình độ văn hóa phổ thông cho cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Hệ bồi dưỡng này học trong thời gian rất ngắn chỉ vài tháng. Tuy nhiên, đối tượng theo học hệ này theo quy định tại Chỉ thị 35 ngày 10/10/1974 của Bộ Giáo dục (cũ) thì chỉ dành cho cán bộ đã đứng tuổi (35 tuổi trở lên).
Quan sát kỹ sẽ thấy có tới 3 loại nét chữ khác nhau ở tấm bằng của ông Ngang, đặc biệt ở mục năm sinh đã bị sửa chữa số “58”.
Quan sát kỹ sẽ thấy có tới 3 loại nét chữ khác nhau ở tấm bằng của ông Ngang, đặc biệt ở mục năm sinh đã bị sửa chữa số “58”.
Như vậy, để được đi học hệ bồi dưỡng BTVHTH ông Ngang phải hội đủ 2 tiêu chuẩn: là cán bộ và phải 35 tuổi trở lên. Song, ông Ngang khẳng định với phóng viên là sau khi học xong lớp 7, ông ở nhà tham gia lao động tự do nhiều ngành nghề khác nhau, năm 1986 ông làm lò vôi lò ngói, chứ chưa trở thành cán bộ xã. Ngay trong cuốn lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Minh Tân từ 1930 tới 2010 do chính ông Ngang làm chủ biên, xuất bản năm 2012 thì thời điểm 1986 không hề có tên ông Ngang là cán bộ xã, tới tháng 4/1991 ông Ngang mới là Chủ nhiệm HTX Tử Lạc. Sau Đại Hội 25 tháng 2/1994, ông Ngang lên làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Minh Tân. Mặt khác, ông Ngang sinh năm 1958 thì tới năm 1986 mới 28 tuổi. Như thế, ông Ngang liệu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi học theo quy định, để rồi năm 1986 ông Ngang có Bằng tốt nghiệp BTVHTH hệ bồi dưỡng !?
Đối với chi tiết trong bằng tốt nghiệp xuất hiện 3 loại chữ viết khác nhau, đặc biệt tại mục “năm sinh 1958” của ông Ngang có dấu hiệu sửa chữa số “58”, điều này ông Ngang thanh minh: “Tại bị viết nhầm, ghi không ra năm 58 cũng không ra năm 55 nên sửa lại tí thôi, lên trường người ta bảo không sao”. Vấn đề này, Lãnh đạo Phòng GDCN&GDTX - Sở GD & Đào Tạo Hải Dương nhấn mạnh: Theo nguyên tắc, trong quá trình cấp bằng tốt nghiệp, nơi cấp tuyệt đối không cho phép để xảy ra sai sót. Nếu phát hiện ra sai sót, người được cấp bằng có quyền từ chối không nhận và kiến nghị xử lý. Khi đó, nơi cấp phải hủy bỏ bằng có sai sót và làm lại phôi, cấp bằng mới chính xác, chứ tuyệt đối không được phép sửa chữa linh tinh. Học bạ nếu ghi sai còn có thể đính chính, sửa chữa lại rồi đóng dấu trùm xác nhận vào chỗ sửa chữa, còn Bằng thì tuyệt đối không được phép tự ý sửa chữa vào chỗ sai. Bằng mà sửa chữa thì chỉ vứt đi không còn giá trị. Nếu bằng cấp có dấu hiệu sửa chữa thì cơ quan công chứng, chứng thực không được phép công chứng. Nếu cố tình công chứng là trái quy định.
Đánh giá về sự khác nhau giữa Bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học hệ bồi dưỡng và bằng tốt nghiệp cấp 3 hệ chính quy, lãnh đạo Phòng GDCN&GDTX cho biết:  2 loại này có giá trị khác nhau hoàn toàn, hệ bồi dưỡng có giá trị giống như giấy chứng nhận giúp vị cán bộ đó có thể học tại một số trường chính trị để “chuẩn hóa” tiêu chuẩn cán bộ, chứ không thể thay thế bằng tốt nghiệp cấp 3 chính quy được và không có giá trị tham dự thi Đại học hoặc học nâng cao.
Khi phóng viên đề cập sẽ về Phòng GD & ĐT Kinh Môn để xác minh, thì ông Ngang trả lời luôn: “Lâu lắm rồi, giờ về đó có gì đâu mà xác minh”. Tại sao không phải là cán bộ Phòng GD&ĐT thực hiện chức năng lưu trữ hồ sơ mà ông Ngang lại có thể biết rõ trước kết quả như vậy?...
 Bài đăng trên : h/http://baobaovephapluat.vn/

Cũng một nội dung như trên, một báo khác có viết:

Tấm bằng nhiều “nghi vấn” của Chủ tịch thị trấn Minh Tân

Trong quá trình làm việc với “Bí thư kiêm Chủ tịch” thị trấn Minh Tân - Trương Anh Ngang về tình trạng tập kết than trái phép,  phóng viên phát hiện có nhiều điều “Nghi vấn” trong tấm bằng của vị Chủ tịch này? Tuy nhiên, nhiều năm nay không cơ quan nào của tỉnh Hải Dương phát hiện ra.
Người dân nghi ngờ về bằng cấp của Chủ tịch thị trấn Minh Tân?
Người dân thị trấn Minh Tân cho rằng, ông Trương Anh Ngang không đủ điều kiện trình độ bằng cấp theo quy định nhưng vẫn được cất nhắc vào vị trí Chủ tịch UBND thị trấn Minh Tân 2 khóa liên tiếp, sau đó lại chuyển sang vị trí Bí thư thị trấn và hiện giờ đang là đơn vị điển hình, tiêu biểu duy nhất của cả huyện Kinh Môn được thí điểm “Bí Thư kiêm chủ tịch” theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 2-2-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Phóng viên đã làm việc với UBND huyện Kinh Môn với sự có mặt đầy đủ của các phòng, ban ngành có liên quan, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch huyện Lê Văn Bí. Tại buổi làm việc, ông Bí khẳng định: Chiếu theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn, thì ông Trương Anh Ngang có đầy đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi đời và trình độ bằng cấp.
 “Bí thư kiêm Chủ tịch” thị trấn Minh Tân- Trương Anh Ngang tại buổi làm việc với phóng viên và tấm bằng BTVHTH nhiều “nghi vấn”.
Để minh chứng cho điều này, UBND huyện đã cung cấp cho phóng viên bản sao các bằng cấp có liên quan của ông Ngang gồm: Bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học (BTVHTH) do Sở Giáo dục tỉnh Hải Hưng (cũ) cấp ngày 01/11/1986; Bằng tốt nghiệp Trung học chính trị do Trường Chính trị tỉnh Hải Dương cấp ngày 01/02/1999 và  Bằng tốt nghiệp Trung cấp hành chính do trường Chính trị tỉnh Hải Dương cấp ngày 30/01/2007…
“Phát lộ” hàng loạt nghi vấn
Nghiên cứu hồ sơ bằng cấp của ông Trương Anh Ngang, phóng viên phát hiện tấm Bằng BTVHTH có nhiều “điều lạ”. Tấm bằng không hề được dán ảnh của ông Ngang và đóng dấu giáp lai. Trên tấm bằng có ghi: “Bẳng tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học cấp cho: Trương Anh Ngang. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1958 tại Minh Tân – Kim Môn. Đã tốt nghiệp B.T.V.H trung học trong kỳ thi ngày 20 tháng 9 năm 1986 tại hội đồng thi Hải Hưng. Theo chương trình bồi dưỡng”. Phía dưới tấm bằng được đóng dấu của Sở Giáo dục tỉnh Hải Hưng do Phó Giám đốc Lê Thị Kim Dung ký đề ngày 1/11/1986 và tại mục vào sổ cấp bằng đề số 3657/TNBTVH. Ngay sát phía dưới được đóng dấu chứng thực sao đúng bản chính số 604 ngày 13/6/2003. Phía dưới cùng được đóng dấu của UBND huyện Kinh Môn do Phó Chủ tịch Phạm Thế Đại ký. 
Đem tấm Bằng này tới Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hải Dương, phóng viên đã phối hợp với Thanh tra, Phòng Lưu Trữ, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDCN&GDTX) tiến hành xác minh. Điều khiến phóng viên hết sức bất ngờ là, toàn bộ hồ sơ lưu trữ tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương không hề có tên kỳ thi, tên danh sách thí sinh thi, cũng như sổ sách ghi chép việc cấp bằng tốt nghiệp BTVHTH hệ bồi dưỡng trường hợp Trương Anh Ngang. 
Đi tìm sự thật
Trước câu hỏi Sở GD&ĐT Hải Dương có bao giờ cấp loại bằng như của ông Ngang không? Lãnh đạo Phòng GDCN&GDTX cho biết: Đúng là thời điểm trước đây Nhà nước có chương trình bồi dưỡng, đào tạo để hoàn thiện trình độ văn hóa phổ thông cho cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Hệ bồi dưỡng này học trong thời gian rất ngắn chỉ vài tháng. Tuy nhiên, đối tượng theo học hệ này theo quy định tại Chỉ thị 35 ngày 10/10/1974 của Bộ Giáo dục (cũ) thì chỉ dành cho cán bộ đã đứng tuổi (35 tuổi trở lên).
Như vậy, để được đi học hệ bồi dưỡng BTVHTH ông Ngang phải hội đủ 2 tiêu chuẩn: là cán bộ và phải 35 tuổi trở lên. Song, ông Ngang khẳng định với phóng viên là sau khi học xong lớp 7, ông ở nhà tham gia lao động tự do nhiều ngành nghề khác nhau, năm 1986 ông làm lò vôi lò ngói, chứ chưa trở thành cán bộ xã. Ngay trong cuốn lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Minh Tân từ 1930 tới 2010 do chính ông Ngang làm chủ biên, xuất bản năm 2012 thì thời điểm 1986 không hề có tên ông Ngang là cán bộ xã, tới tháng 4/1991 ông Ngang mới là Chủ nhiệm HTX Tử Lạc. Sau Đại Hội 25 tháng 2/1994, ông Ngang lên làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Minh Tân. Mặt khác, ông Ngang sinh năm 1958 thì tới năm 1986 mới 28 tuổi. Như thế, ông Ngang liệu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi học theo quy định, để rồi năm 1986 ông Ngang có Bằng tốt nghiệp BTVHTH hệ bồi dưỡng !?
 Có tới 3 loại nét chữ khác nhau ở tấm bằng của ông Ngang, đặc biệt ở mục năm sinh đã bị sửa chữa số “58”
Đối với chi tiết trong bằng tốt nghiệp xuất hiện 3 loại chữ viết khác nhau, đặc biệt tại mục “năm sinh 1958” của ông Ngang có dấu hiệu sửa chữa số “58”, điều này ông Ngang thanh minh: “Tại bị viết nhầm, ghi không ra năm 58 cũng không ra năm 55 nên sửa lại tí thôi, lên trường người ta bảo không sao”. Vấn đề này, Lãnh đạo Phòng GDCN&GDTX - Sở GD & Đào Tạo Hải Dương nhấn mạnh: Theo nguyên tắc, trong quá trình cấp bằng tốt nghiệp, nơi cấp tuyệt đối không cho phép để xảy ra sai sót. Nếu phát hiện ra sai sót, người được cấp bằng có quyền từ chối không nhận và kiến nghị xử lý. Khi đó, nơi cấp phải hủy bỏ bằng có sai sót và làm lại phôi, cấp bằng mới chính xác, chứ tuyệt đối không được phép sửa chữa linh tinh. Học bạ nếu ghi sai còn có thể đính chính, sửa chữa lại rồi đóng dấu trùm xác nhận vào chỗ sửa chữa, còn Bằng thì tuyệt đối không được phép tự ý sửa chữa vào chỗ sai. Bằng mà sửa chữa thì chỉ vứt đi không còn giá trị. Nếu bằng cấp có dấu hiệu sửa chữa thì cơ quan công chứng, chứng thực không được phép công chứng. Nếu cố tình công chứng là trái quy định.
Đánh giá về sự khác nhau giữa Bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học hệ bồi dưỡng và bằng tốt nghiệp cấp 3 hệ chính quy, lãnh đạo Phòng GDCN&GDTX cho biết:  2 loại này có giá trị khác nhau hoàn toàn, hệ bồi dưỡng có giá trị giống như giấy chứng nhận giúp vị cán bộ đó có thể học tại một số trường chính trị để “chuẩn hóa” tiêu chuẩn cán bộ, chứ không thể thay thế bằng tốt nghiệp cấp 3 chính quy được và không có giá trị tham dự thi Đại học hoặc học nâng cao.
Khi phóng viên đề cập sẽ về Phòng GD & ĐT Kinh Môn để xác minh, thì ông Ngang trả lời luôn: “Lâu lắm rồi, giờ về đó có gì đâu mà xác minh”. Tại sao không phải là cán bộ Phòng GD&ĐT thực hiện chức năng lưu trữ hồ sơ mà ông Ngang lại có thể biết rõ trước kết quả như vậy?
Bài đăng trên : hhttp://moitruongsuckhoe.com.vn/



Bản tin môi trường Kinh Môn SoS khu vực Nhị Chiểu

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.