Thị trấn Minh Tân lãnh đạo lộng hành “coi trời bằng vung” Phần 2
Dù được chọn làm thí điểm mô hình Bí thư kiêm chủ tịch UBND theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 2-2-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Tuy nhiên, thị trấn Minh Tân (Kinh Môn – Hải Dương) lại để xảy ra hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng.
Bị cấp trên nhiều lần phê bình, nhưng lãnh đạo thị trấn Minh Tân không nghiêm túc chấp hành
Minh Tân, “vườn không nhà trống” đi lễ hội.
Bài viết liên quan:
Một cái nhìn tổng thể về 5 xã khu đảo " KCN Nhị Chiểu này". Chứ không riêng gi` TT Minh Tân!
Sự thật sau tấm bằng của "Bí thư kiêm Chủ tịch" thị trấn Minh Tân! Phần 3.
Thị trấn Minh Tân lãnh đạo lộng hành “coi trời bằng vung” Phần 2
Kinh Môn – Hải Dương: Ai tiếp tay "bức tử" đô thị mới Minh Tân vừa được công nhận? Phần 1
Xã Tân Dân cùng Thị Trấn Minh Tân huyện Kinh Môn lên sóng ANTV về ô nhiễm môi trường
Người dân hạ chiểu lập Barie chống than lậu, xe công để bảo vệ môi trường sống của mình.
Bài viết nội dung chú ý:
Di tích quốc gia Chùa Nhẫm ở Duy Tân- Kinh Môn bị xâm hại nghiêm trọng! Phần 1
Núi chùa Nhẫm di tích quốc gia bị công ty Phúc Sơn khai thác lấn chiếm làm xi măng tiêu thụ! Phần 2
Để có cái nhìn tổng thể về tình trạng ngang nhiên lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều, lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công điền trồng cây ăn quả để tập kết, kinh doanh than trái quy định kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy tại thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương khiến người dân vô cùng bức xúc kêu cứu khắp nơi. Sáng 05/03/2015, phóng viên báo Môi trường và Sức khỏe tìm tới trụ sở UBND thị trấn Minh Tân liên hệ công tác thì bất ngờ khi thấy tất cả các phòng ban đều tắt điện, khóa cửa, không có bất cứ nhân viên nào túc trực.
Thậm chí, nhiều người dân tới xin dấu chứng thực cũng đành ngậm ngùi ra về, mặc dù đang trong giờ hành chính, không phải ngày lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần theo quy định. Phóng viên liên lạc điện thoại với ông Trương Anh Ngang – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Minh Tân thì ông Ngang nói: Thông cảm tí, toàn thể anh em cơ quan đang đi lễ hội !?
Để thông tin khách quan, đa chiều, phóng viên đã tiến hành nhiều buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND thị trấn Minh Tân, Lãnh đạo UBND huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương và Lãnh đạo UBND thị trấn Mạo Khê, UBND huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh. Sau đó, UBND huyện Kinh Môn triệu tập hẳn một Hội nghị đông đảo thành phần gồm : Lãnh đạo Văn phòng HĐND-UBND huyện, Ban Tuyên giáo huyện, Phòng tư pháp, Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nội vụ, Đài truyền thanh, toàn thể lãnh đạo thị trấn Minh Tân, đại diện chi bộ, khu dân cư…dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn- Lê Văn Bí để làm việc với phóng viên.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Bí – chủ trì buổi làm việc với phóng viên có sự tham dự của các phòng, ban, ngành huyện Kinh Môn.
Có hay không việc “chống lưng” cho sai phạm?
Qua các buổi làm việc, lãnh đạo thị trấn Minh Tân và huyện Kinh Môn đều thừa nhận: đúng là địa bàn huyện Kinh Môn không có bất cứ mỏ than nào, trước đây địa bàn này không có bãi than, nhưng mấy năm gần đây địa bàn thị trấn xuất hiện các bãi than. Việc xuất hiện các bãi tập kết, kinh doanh than trái quy định gây ô nhiễm môi trường, làm hỏng đường khiến dân bức xúc, thậm chí là họ còn biểu tình ngăn barie không cho xe tải chở than đi qua đường dân cư là có thực.
Hàng loạt bãi tập kết than trái phép gây ô nhiễm môi trường
Theo Phó Chủ tịch huyện Lê Văn Bí, ngay sau khi có phản ánh của người dân, huyện đã thành lập đoàn liên ngành cùng với thị trấn tiến hành kiểm tra, xử lý hàng loạt bãi than. Ông Bí nhấn mạnh: “Toàn bộ các bãi than đã dừng hoạt động. Quan điểm của huyện là xử lý rất kiên quyết, sát sao, chứ không làm ngơ, bao che. Huyện cũng yêu cầu thị trấn báo cáo thường xuyên về vấn đề này”. Thế nhưng, khi phóng viên đưa ra những hình ảnh về thực trạng các bãi than vẫn đang tiếp tục hoạt động, đồng thời yêu cầu địa phương cung cấp danh sách các bãi than do những doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nào đứng tên? những bãi than nào được huyện cho phép? những bãi nào được tỉnh cho phép? những bãi nào đã bị xử lý? hiện nay còn những bãi nào đang tồn tại? các bãi than này hàng năm đóng thuế và phí thuê bến bãi nộp vào ngân sách Nhà nước ra sao, thể hiện trong hồ sơ quản lý cụ thể thế nào…thì tất cả đều tỏ ra…lung túng .
“Bí thư kiêm Chủ tịch” UBND thị trấn Minh Tân - Trương Anh Ngang lắc đầu không có hồ sơ. Ông Ngang cho rằng: “Vấn đề này do huyện và tỉnh quản lý, chứ thị trấn không nắm được. Họ chuyển than tới đây rồi chuyển đi đâu làm sao thị trấn biết được, thậm chí kể cả có than lậu thị trấn cũng không biết được…Nói ra các anh lại bảo chúng tôi quản lý Nhà nước mà không nắm được, thậm chí các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có đúc túi con dấu đi kinh doanh gì thì thị trấn cũng…chịu bó tay!”. Ông Ngang khẳng định, ở Minh Tân hiện giờ còn 4-5 bãi than to được cho phép vẫn đang hoạt động. Trong khi đó lãnh đạo Phòng Kinh tế Hạ tầng UBND huyện thì đưa ra con số thị trấn Minh Tân có 12 đơn vị, cá nhân, trong đó có 3 Công ty và các hộ cá thể…Còn Phó Chủ tịch UBND huyện - Lê Văn Bí thì khẳng định: Minh Tân có tất cả 8 bãi than, đã xử lý 6 bãi, còn 2 bãi, 1 bãi của Doanh nghiệp Tiến Hoàng tỉnh cho phép và bãi than Hang Ma.
Điều ngạc nhiên là, lãnh đạo thị trấn và huyện đều cho rằng hoạt động kinh doanh than, cho thuê bến bãi đóng góp cho địa phương về giá trị kinh tế. Nhưng khi đề cập tới sự đóng góp ấy thể hiện qua việc thu thuế hàng năm ra sao, phí thuê bến bãi nộp vào ngân sách Nhà nước thế nào?... thì cả lãnh đạo thị trấn và huyện đều trả lời không biết.
Có dấu hiệu bảo kê cho việc tập kết tha trái phép.
Khi phóng viên đề cập tới việc tại sao các bãi than tập kết cạnh bờ sông, nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều rất nguy hiểm, thì cả thì những người tham gia buổi làm việc đều không nắm được và “hướng dẫn”: “cái này các anh phải hỏi bên quản lý đê điều”!? Lãnh đạo huyện và thị trấn cũng đều khẳng định, không cho phép việc biến đất nông nghiệp, đất công điền trồng cây ăn quả thành bãi để than, nhưng khi phóng viên đưa ra những dẫn chứng cụ thể ghi nhận trong quá trình điều tra thì cả “hội nghị” không có lời đáp.
Sau đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Bí thừa nhận rằng, đúng là có chuyện tự ý biến đất công điền giao để trồng cây ăn quả thành xưởng tập kết, sản xuất than quy mô lớn, xây kiên cố, công khai ngay cạnh khu vực Hang Ma là trái quy định. Ông Bí nhấn mạnh: Trường hợp sai phạm này, Chủ tịch huyện đã phê bình, các đồng chí lãnh đạo khác cũng đã phê bình thị trấn tới 3 lần rồi và yêu cầu phải xử lý dứt điểm trước ngày 15/12/2014, nhưng đến nay vẫn tiếp tục tồn tại là không nghiêm túc, trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo thị trấn !?...
Đã đến lúc cơ quan chức năng vào cuộc.
Là địa phương duy nhất của huyện Kinh Môn, nằm trong số ít các đơn vị tiêu biểu cho cả tỉnh Hải Dương, đại diện cho hơn 11.000 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn trong tổng số 63 tỉnh, thành của cả nước được lựa chọn triển khai thí điểm mô hình “Bí thư kiêm Chủ tịch” UBND theo Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02-02-2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Đáng lẽ ra ông Trương Anh Ngang phải gương mẫu, đi đầu trong mọi vấn đề. Thế nhưng, lại để địa phương xảy ra quá nhiều sai phạm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù, lãnh đạo UBND huyện phê bình nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục để sai phạm tồn tại. Dư luận đặt dấu hỏi, việc buông lỏng quản lý do trình độ năng lực hạn chế, hay ông Ngang đang cố tình bao che sai phạm? cố tình thách thức pháp luật? Cũng với trách nhiệm để xảy ra tình trạng tồn tại các bãi than, mà lãnh đạo và cán bộ xã Tân Dân gần kề thị trấn Minh Tân bị xử lý kỷ luật Vậy tại sao lãnh đạo thị trấn Minh Tân lại được “ưu ái” !?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quán triệt, chỉ đạo, địa phương hoặc đơn vị nào để xảy ra sai phạm, tiêu cực thì người đứng đầu địa phương, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm. Vậy trường hợp thị trấn Minh Tân và huyện Kinh Môn thì sao? Câu trả lời xin dành cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương !
Môi trường và Sức khỏe sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
“Theo báo cáo của trung tâm y tế huyện Kinh Môn chỉ tính từ năm 2007 -2012, riêng thị trấn Minh Tân đã có hơn 90 người bị ung thư, 65 người đã chết. Trong đó, 85% là do ung thư phổi. Việc ô nhiễm môi trường, yếu tố bụi từ sản xuất, vận chuyển than cũng là một trong số những tác nhân chính…”
“Phó Chủ Tịch UBND Thị Trấn Mạo Khê- Nguyễn Thị Bích Hải và Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Triều, Quảng Ninh- Ngô Tiến Thiệu đều khẳng định: Sau khi Chính Phủ có chỉ đạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, nên địa bàn Mạo Khê (giáp ranh với Thị trấn Minh Tân – Kinh Môn, Hải Dương) đã “xóa sổ” toàn bộ các bãi tập kết than và tình trạng than lậu. Theo quy định, huyện và thị trấn không được phép cho thuê bến bãi để chứa than. Càng không thể lấy đất hành lang đê điều hay đất nông nghiệp để làm bãi than được. Vấn đề bến bãi phải do tỉnh quyết định, nhưng phải báo cáo xin phép Bộ GTVT và Bộ Xây dựng chứ không thể tùy tiện được. Địa phương quản lý địa bàn rất chặt chẽ, mọi sự việc đều phải có trách nhiệm nắm bắt, nên không có đơn vị nào bên chúng tôi liên doanh hay liên kết với bên Minh Tân, Kinh Môn Hải Dương về vấn đề than cả. Phó Chủ tịch Thị Trấn Mạo Khê -Nguyễn Thị Bích Hải nhấn mạnh: Mạo Khê đã cấm triệt để các bãi than, trong khi đó địa bàn giáp ranh ngay bên kia bờ sông của thị trấn Minh Tân thì lại xuất hiện hàng loạt bãi than tập kết đã gây bức xúc cho người dân. Khiến cho tình hình an ninh trật tự rất phức tạp, gây ô nhiễm môi trường, nhất là khi có gió Đông Nam thổi sang Mạo Khê. Chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần kiểm tra xem các bến bãi đó xem có cho phép tồn tại hay không? vấn đề về môi trường xử lý thế nào !?
Bài đăng trên : http://moitruongsuckhoe.com.vn/
Cùng với nội dung như trên một báo khác viết :
“Phó Chủ Tịch UBND Thị Trấn Mạo Khê- Nguyễn Thị Bích Hải và Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Triều, Quảng Ninh- Ngô Tiến Thiệu đều khẳng định: Sau khi Chính Phủ có chỉ đạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, nên địa bàn Mạo Khê (giáp ranh với Thị trấn Minh Tân – Kinh Môn, Hải Dương) đã “xóa sổ” toàn bộ các bãi tập kết than và tình trạng than lậu. Theo quy định, huyện và thị trấn không được phép cho thuê bến bãi để chứa than. Càng không thể lấy đất hành lang đê điều hay đất nông nghiệp để làm bãi than được. Vấn đề bến bãi phải do tỉnh quyết định, nhưng phải báo cáo xin phép Bộ GTVT và Bộ Xây dựng chứ không thể tùy tiện được. Địa phương quản lý địa bàn rất chặt chẽ, mọi sự việc đều phải có trách nhiệm nắm bắt, nên không có đơn vị nào bên chúng tôi liên doanh hay liên kết với bên Minh Tân, Kinh Môn Hải Dương về vấn đề than cả. Phó Chủ tịch Thị Trấn Mạo Khê -Nguyễn Thị Bích Hải nhấn mạnh: Mạo Khê đã cấm triệt để các bãi than, trong khi đó địa bàn giáp ranh ngay bên kia bờ sông của thị trấn Minh Tân thì lại xuất hiện hàng loạt bãi than tập kết đã gây bức xúc cho người dân. Khiến cho tình hình an ninh trật tự rất phức tạp, gây ô nhiễm môi trường, nhất là khi có gió Đông Nam thổi sang Mạo Khê. Chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần kiểm tra xem các bến bãi đó xem có cho phép tồn tại hay không? vấn đề về môi trường xử lý thế nào !?
Bài đăng trên : h/http://baobaovephapluat.vn/Bài đăng trên : http://moitruongsuckhoe.com.vn/
Cùng với nội dung như trên một báo khác viết :
"Bí thư kiêm Chủ tịch" thị trấn Minh Tân coi thường pháp luật?
Được chọn là địa phương duy nhất của huyện Kinh Môn và tiêu biểu của tỉnh Hải Dương thí điểm mô hình Bí thư kiêm chủ tịch UBND theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 2-2-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, nhưng thị trấn Minh Tân lại để xảy ra hàng loạt bê bối.
*Bị cấp trên nhiều lần phê bình, nhưng lãnh đạo thị trấn Minh Tân không nghiêm túc chấp hành
Để làm rõ tình trạng ngang nhiên lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều, lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công điền trồng cây ăn quả để tập kết, kinh doanh than trái quy định kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy tại thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương khiến người dân vô cùng bức xúc kêu cứu khắp nơi. Sáng 05/03/2015, phóng viên báo Bảo vệ pháp luật tìm tới trụ sở UBND thị trấn Minh Tân liên hệ công tác thì bất ngờ khi thấy tất cả các phòng ban đều tắt điện, khóa cửa, không có bất cứ nhân viên nào túc trực. Thậm chí, nhiều người dân tới xin dấu chứng thực cũng đành ngậm ngùi ra về, mặc dù đang trong giờ hành chính. Phóng viên liên lạc điện thoại với ông Trương Anh Ngang – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Minh Tân thì ông Ngang nói: thông cảm tí, toàn thể anh em cơ quan đang đi lễ hội !?
Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Bí – chủ trì buổi làm việc với phóng viên có sự tham dự của các phòng, ban, ngành huyện Kinh Môn. |
Để có thông tin chính xác khách quan, phóng viên đã tiến hành nhiều buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND thị trấn Minh Tân, Lãnh đạo UBND huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương và Lãnh đạo UBND thị trấn Mạo Khê, UBND huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh. Sau đó, UBND huyện Kinh Môn triệu tập các thành phần gồm : Lãnh đạo Văn phòng HĐND-UBND huyện, Ban Tuyên giáo huyện, Phòng tư pháp, Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nội vụ, Đài truyền thanh, toàn thể lãnh đạo thị trấn Minh Tân, đại diện chi bộ, khu dân cư…dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn- Lê Văn Bí để làm việc với phóng viên.
Có hay không sự bao che sai phạm?
Qua các buổi làm việc, lãnh đạo thị trấn Minh Tân và huyện Kinh Môn đều thừa nhận: đúng là địa bàn huyện Kinh Môn không có bất cứ mỏ than nào, trước đây địa bàn này không có bãi than, nhưng mấy năm gần đây địa bàn thị trấn xuất hiện các bãi than. Việc xuất hiện các bãi tập kết, kinh doanh than trái quy định gây ô nhiễm môi trường, làm hỏng đường khiến dân bức xúc, thậm chí là họ còn biểu tình ngăn barie không cho xe tải chở than đi qua đường dân cư là có thực.
Theo Phó Chủ tịch huyện Lê Văn Bí, ngay sau khi có phản ánh của người dân, huyện đã thành lập đoàn liên ngành cùng với thị trấn tiến hành kiểm tra, xử lý hàng loạt bãi than. Ông Bí nhấn mạnh: “Toàn bộ các bãi than đã dừng hoạt động. Quan điểm của huyện là xử lý rất kiên quyết, sát sao, chứ không làm ngơ, bao che. Huyện cũng yêu cầu thị trấn báo cáo thường xuyên về vấn đề này”. Thế nhưng, khi phóng viên đưa ra những hình ảnh về thực trạng các bãi than vẫn đang tiếp tục hoạt động, đồng thời yêu cầu địa phương cung cấp danh sách các bãi than do những doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nào đứng tên? Những bãi than nào được huyện cho phép? Những bãi nào được tỉnh cho phép? Những bãi nào đã bị xử lý? Hiện nay còn những bãi nào đang tồn tại? Các bãi than này hàng năm đóng thuế và phí thuê bến bãi nộp vào ngân sách Nhà nước ra sao, thể hiện trong hồ sơ quản lý cụ thể thế nào… thì tất cả đều tỏ ra…lung túng.
Không có sự bao che thì xưởng tập kết, sản xuất than trái phép được xây“hoành tráng” như thế này ngay cạnh di tích Hang Ma không thể tồn tại trong một thời gian dài? |
“Bí thư kiêm Chủ tịch” UBND thị trấn Minh Tân - Trương Anh Ngang cho biết, không có hồ sơ. Ông Ngang cho rằng: “Vấn đề này do huyện và tỉnh quản lý, chứ thị trấn không nắm được. Họ chuyển than tới đây rồi chuyển đi đâu làm sao thị trấn biết được, thậm chí kể cả có than lậu thị trấn cũng không biết được…”. Ông Ngang khẳng định, ở Minh Tân hiện giờ còn 4-5 bãi than to được cho phép vẫn đang hoạt động. Trong khi đó lãnh đạo Phòng Kinh tế Hạ tầng UBND huyện thì đưa ra con số thị trấn Minh Tân có 12 đơn vị, cá nhân, trong đó có 3 Công ty và các hộ cá thể…Còn Phó Chủ tịch UBND huyện - Lê Văn Bí thì khẳng định: Minh Tân có tất cả 8 bãi than, đã xử lý 6 bãi, còn 2 bãi, 1 bãi của Doanh nghiệp Tiến Hoàng tỉnh cho phép và bãi than Hang Ma.
Điều ngạc nhiên là, lãnh đạo thị trấn và huyện đều cho rằng hoạt động kinh doanh than, cho thuê bến bãi đóng góp cho địa phương về giá trị kinh tế. Nhưng khi đề cập tới sự đóng góp ấy thể hiện qua việc thu thuế hàng năm ra sao? phí thuê bến bãi nộp vào ngân sách Nhà nước thế nào?... thì cả lãnh đạo thị trấn và huyện đều trả lời không biết.
Khi phóng viên đề cập tới việc tại sao các bãi than tập kết cạnh bờ sông, nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều rất nguy hiểm, thì cả thì những người tham gia buổi làm việc đều không nắm được và “hướng dẫn”: “Cái này các anh phải hỏi bên quản lý đê điều”!? Lãnh đạo huyện và thị trấn cũng đều khẳng định, không cho phép việc biến đất nông nghiệp, đất công điền trồng cây ăn quả thành bãi để than, nhưng khi phóng viên đưa ra những dẫn chứng cụ thể ghi nhận trong quá trình điều tra thì không có lời đáp. Sau đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Bí thừa nhận rằng, đúng là có chuyện tự ý biến đất công điền giao để trồng cây ăn quả thành xưởng tập kết, sản xuất than quy mô lớn, xây kiên cố, công khai ngay cạnh khu vực Hang Ma là trái quy định. Ông Bí nhấn mạnh: Trường hợp sai phạm này, Chủ tịch huyện đã phê bình, các đồng chí lãnh đạo khác cũng đã phê bình thị trấn tới 3 lần rồi và yêu cầu phải xử lý dứt điểm trước ngày 15/12/2014, nhưng đến nay vẫn tiếp tục tồn tại là không nghiêm túc, trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo thị trấn !..
Cần xử lý nghiêm…
Là địa phương duy nhất của huyện Kinh Môn, nằm trong số ít các đơn vị tiêu biểu cho cả tỉnh Hải Dương, đại diện cho hơn 11.000 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn trong tổng số 63 tỉnh, thành của cả nước được lựa chọn triển khai thí điểm mô hình “Bí thư kiêm Chủ tịch” UBND theo Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02-02-2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Đáng lẽ ra, ông Trương Anh Ngang phải gương mẫu, đi đầu trong mọi vấn đề. Thế nhưng, lại để địa phương xảy ra quá nhiều sai phạm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù, lãnh đạo UBND huyện phê bình nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục để sai phạm tồn tại. Dư luận đặt dấu hỏi, việc buông lỏng quản lý do trình độ năng lực hạn chế, hay ông Ngang đang cố tình bao che sai phạm? cố tình thách thức pháp luật? Cũng với trách nhiệm để xảy ra tình trạng tồn tại các bãi than, mà lãnh đạo và cán bộ xã Tân Dân gần kề thị trấn Minh Tân bị xử lý kỷ luật. Vậy tại sao lãnh đạo thị trấn Minh Tân lại được “ưu ái” !?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quán triệt, chỉ đạo, địa phương hoặc đơn vị nào để xảy ra sai phạm, tiêu cực thì người đứng đầu địa phương, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm. Vậy trường hợp thị trấn Minh Tân và huyện Kinh Môn thì sao? Câu trả lời xin dành cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương !
(còn nữa…)
Thông tim thêm đáng lưu ý cho những ai sống và làm việc tại ở khu công nghiệp ô nhiêm Nhị Chiểu này.
Theo báo cáo của trung tâm y tế huyện Kinh Môn chỉ tính từ năm 2007 -2012, riêng thị trấn Minh Tân đã có hơn 90 người bị ung thư, 65 người đã chết. Trong đó, 85% là do ung thư phổi. Việc ô nhiễm môi trường, yếu tố bụi từ sản xuất, vận chuyển than cũng là một trong số những tác nhân chính…”“Phó Chủ Tịch UBND Thị Trấn Mạo Khê- Nguyễn Thị Bích Hải và Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Triều, Quảng Ninh- Ngô Tiến Thiệu đều khẳng định: Sau khi Chính Phủ có chỉ đạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, nên địa bàn Mạo Khê (giáp ranh với Thị trấn Minh Tân – Kinh Môn, Hải Dương) đã “xóa sổ” toàn bộ các bãi tập kết than và tình trạng than lậu. Theo quy định, huyện và thị trấn không được phép cho thuê bến bãi để chứa than. Càng không thể lấy đất hành lang đê điều hay đất nông nghiệp để làm bãi than được. Vấn đề bến bãi phải do tỉnh quyết định, nhưng phải báo cáo xin phép Bộ GTVT và Bộ Xây dựng chứ không thể tùy tiện được. Địa phương quản lý địa bàn rất chặt chẽ, mọi sự việc đều phải có trách nhiệm nắm bắt, nên không có đơn vị nào bên chúng tôi liên doanh hay liên kết với bên Minh Tân, Kinh Môn Hải Dương về vấn đề than cả. Phó Chủ tịch Thị Trấn Mạo Khê -Nguyễn Thị Bích Hải nhấn mạnh: Mạo Khê đã cấm triệt để các bãi than, trong khi đó địa bàn giáp ranh ngay bên kia bờ sông của thị trấn Minh Tân thì lại xuất hiện hàng loạt bãi than tập kết đã gây bức xúc cho người dân. Khiến cho tình hình an ninh trật tự rất phức tạp, gây ô nhiễm môi trường, nhất là khi có gió Đông Nam thổi sang Mạo Khê. Chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần kiểm tra xem các bến bãi đó xem có cho phép tồn tại hay không? vấn đề về môi trường xử lý thế nào !?
Bản tin môi trường Kinh Môn SoS khu vực Nhị Chiểu
Post a Comment